Máy hút sữa Medela Pump in Style Advance gồm các phụ kiện:
1. Phễu
2. Cổ nối
3. Van vàng
4. Van trắng
5. Bình sữa
6. Mặt nạ
7. Nút bật tắt và điều chỉnh to nhỏ
8. Nút chuyển giữa 2 chế độ (matxa và hút)
9. Nguồn (chỗ cắm nguồn)
10. Đầu cắm dây
11. Nút giữ hơi
12. Nắp bình sữa
13. Dây silicon
14. Túi giữ nhiệt
15. Adapter pin (pump loại rút gọn không có)
16. Adapter điện (220v)
17. Đá khô
- Lần đầu sử dụng, tất cả các phụ kiện (bộ phận sữa chảy qua-như hình) đều phải luộc trong nước sôi từ 05 – 10 phút theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Do sữa không chảy qua dây nên không cần luộc
1. Tháo rời phễu và cổ nối-đối với cổ rời (bộ cổ liền phễu không cần thực hiện thao tác này)
2. Tháo van vàng: bằng cách cầm 2 bên van vàng kéo thẳng ra khỏi cổ nối
3. Tháo van trắng ra khỏi van vàng bằng cách đưa 1 ngón tay vào bên trong van vàng và đẩy nhẹ chân van trắng lên
(Lưu ý: không cầm van trắng từ phía trên kéo ra khỏi van vàng, như vậy sẽ làm rách van trắng gây mất áp lực hút)
4. Dùng nước rửa bình, chổi cọ bình để rửa sạch những phụ kiện (phần sữa đi qua), sau đó rửa và tráng lại bằng nước sạch
Để tiệt trùng hoàn toàn, có thể lựa chọn các phương pháp: tráng nước sôi; máy tiệt trùng; hoặc sử dụng túi tiệt trùng lò vi sóng của Medela, gọn nhẹ và cơ động, thuận tiện cho các mẹ đi làm hoặc đi du lịch.
(Có thể tiệt trùng bằng cách luộc, nhưng chỉ nên làm 1-2 lần/tuần, luộc nhiều sẽ làm cũ và gây hỏng phụ kiện)
Mẹo nhỏ: để tiết kiệm thời gian vệ sinh phụ kiện máy hút sữa, khi hút xong, có thể cho các bộ phận tiếp xúc với sữa (như hình tại phần 2.1) vào túi zipper hoặc hộp Lock&Lock (kín) để vào ngăn mát tủ lạnh, lần sau chỉ cần lấy ra sử dụng luôn mà không cần phải vệ sinh.
Điều này căn cứ vào nguyên tắc bảo quản sữa, sữa được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong 02 ngày nên nếu phụ kiện dính sữa được bảo quản luôn trong tủ lạnh thì cũng như bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh
Khi lấy từ ngăn mát ra dùng tiếp, có thể tráng qua nước sôi và để phụ kiện ráo nước và tiếp tục sử dụng
Vậy, chỉ cần vệ sinh (rửa) và tiệt trùng phụ kiện 1-2 lần/ngày, vào giờ giấc thuận tiện nhất, vừa tiết kiệm thời gian vừa có thể hút sữa bất kỳ lúc nào.
Dây là bộ phận tạo áp lực, hơi chạy trong dây chứ sữa không chảy trực tiếp qua dây nên KHÔNG cần phải vệ sinh sau mỗi lần hút. Chỉ cần lưu ý một số điểm sau:
1. Nếu có hơi nước đọng bên trong đầu dây (thường thấy sau khi hút sữa), tháo bộ phụ kiện ra khỏi dây, đầu kia của dây vẫn cắm ở máy, cho máy chạy chế độ hút để hơi đi qua làm sẽ khô dây (nước đọng lâu ngày sẽ làm dây bị mốc nên cần chú ý làm khô mỗi lần thấy hơi nước xuất hiện)
2. Với một số loại máy (như Medela swing), hay có hiện tượng sặc sữa (sữa trào vào dây), ngay lập tức tắt máy, rút dây khỏi động cơ. Vệ sinh dây hút sữa như hướng dẫn bên dưới. Tiến hành mở động cơ xem sữa có tràn vào trong không, nếu có thì cần vệ sinh cả bên trong động cơ
Vì sữa không chảy trực tiếp qua dây nên nếu dây bị bẩn không ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ, nhưng dây làm nhiệm vụ đẩy hơi nên có thể những vi khuẩn nấm mốc bị đẩy vào trong sữa. Bởi vậy, tốt nhất nên giữ dây sạch sẽ để hút sữa được vệ sinh và hiệu quả nhất!
Chuẩn bị dụng cụ:
- Dây thép (dài khoảng 1m , càng nhỏ càng tốt). Dây thép nên uốn lượn sóng, mấp mô liên tiếp nhau
- Nước rửa bình
- Dây hút đã được tháo nút (dây pump có 1 nút ở đầu, dây swing có 2 nút, dây swing maxi và freestyle có 3 nút)
Bước 1: Ngâm dây
Ngâm dây vào trong nước ấm có pha chút nước rửa bình, để khoảng 15p đến khi nước nguội thì có thể lấy dây ra để vệ sinh
Bước 2: Cọ dây
Luồn đoạn dây thép vào trong dây để bắt đầu cọ. Có thể quấn đầu dây thép lại bằng vải, bông gòn hay bất cứ thứ gì có thể di chuyển dễ dàng bên trong dây, giúp cọ rửa phía trong dây. Vì dây trong suốt nên có thể dễ dàng nhìn thấy vết bẩn ở bên trong.
Xả sạch dây dưới vòi nước bằng cách cho nước chảy thành dòng qua dây.
Bước 3: Làm khô dây
Quay dây vòng tròn cho nước trong dây văng ra (cầm ở đầu dây hoặc giữa dây để quay)
Cắm 1 đầu dây vào máy, bật chế độ hút để hơi đi qua dây1 lúc sau dây sẽ khô
Quan sát trong dây, nếu còn thấy vài giọt nước thì có thể quay dây thêm lần nữa rồi cắm vào máy để làm khô
1. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi lắp đặt phụ kiên (những phần mà sữa đi qua) trước khi hút sữa.
2. Mở túi, để lộ phần có gắn động cơ
3. Lắp phễu vào cổ nối
4. Lắp chân của van trắng vào lỗ nhỏ hình bán nguyệt có trên van vàng
5. Lắp van vàng vào cổ nối, lắp thẳng sao cho phần van trắng ngửa lên, vuông góc với phễu như hình vẽ
6. Lắp bình vào cổ nối phía dưới van vàng. Phần này của cổ nối được thiết kế có ren vặn nên rất dễ dàng vặn bình vào cổ nối
7. Cắm phần dây có gắn nút vào cổ nối - phía đối diện với phễu
8. Cắm đầu dây còn lại vào đầu cắm dây trên động cơ
9. Trường hợp cần hút một bên thì dùng nút giữ hơi, đóng vào 1 đầu cắm dây (như hình), bên còn lại vẫn cắm dây và hút bình thường
IV - HƯỚNG DẪN HÚT SỮA
1. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi hút sữa
2. Áp phần phễu trên bộ phụ kiện đã lắp sẵn lên ngực, sao cho đầu ti ở giữa cổ của phễu (tham khảo thêm phụ lục lựa chọn kích cỡ phễu phù hợp với đầu ti)
3. Mở máy: xoay nút bật tắt theo chiều kim đồng hồ.
Lưu ý: khi mở máy lên máy sẽ massage trong tầm 2 phút rồi tự động chuyển sang chế độ hút và duy trì ở chế độ này.
4. Nút chuyển chế độ từ mát xa sang hút và ngược lại.
- Khi máy chạy matxa 1 chút mà thấy sữa chảy xuống bình thì có thể chuyển nhanh sang chế độ hút bằng nút này
- Khi máy duy trì chế độ hút mà không thấy sữa chảy xuống nữa thì chuyển về chế độ matxa để kích thích
Điều chỉnh to nhỏ: bật máy và tăng áp lực từ từ cho đến khi đầu ti cảm thấy hơi đau thì vặn lùi lại 1 chút, đó là áp lực phù hợp ở thời điểm hút sữa lúc này
- Cắm dây và cổ nối
- Kết thúc cữ hút sữa, tháo bình ra khỏi cổ nối, đóng nắp bình sữa và đem bảo quản. Có thể cho bé ăn luôn nếu bé có nhu cầu
5. Trước khi tháo dây nên để máy chạy (không phụ kiện) một lúc cho khô dây nếu thấy có hơi nước bên trong
6. Tắt máy: vặn xoay ngược chiều kim đồng hồ để tắt máy
7. Rút adapter khỏi ổ điện và máy
8. Rút hai đầu dây khỏi động cơ
Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF xếp sữa mẹ vắt ra, hoặc trữ lạnh, trữ đông ở vị trí thứ 2 sau sữa mẹ bú trực tiếp, vì sữa mẹ bảo quản theo phương pháp này có dinh dưỡng và kháng thể rất gần, và đạt gần hết các lợi ích của sữa mẹ bú trực tiếp.
Nếu trữ sữa sai cách, như đối với tất cả các thực phẩm sống khác, thì sữa cũng sẽ bị hư hỏng. Nếu trữ đúng cách, thì bảo quản được lâu và như tươi mới
Cách bảo quản |
Hạn sử dụng |
Nhiệt độ phòng > 29oC |
Tối đa 1 giờ |
Nhiệt độ phòng máy lạnh < 26oC |
Tối đa 6 giờ |
Túi đã khô (bộ đá khô) |
Tối đa 24 giờ |
Ngăn mát tủ lạnh |
Tối đa 48 giờ |
Ngắn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa |
Tối đa 2 tuần |
Ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) |
Tối đa 3 tháng |
Tủ đông chuyên dụng (-18oC) |
Tối đa 12 tháng |
Cách trữ sữa mẹ tiết kiệm chỗ trong ngăn đá
- Sử dụng túi trữ sữa hoặc bình hoặc ống trữ sữa chuyên dùng - BPA free (không chứa chất gây ung thư). Không dùng chai/ống nhựa, bình thủy tinh… không rõ nguồn gốc xuất xứ, có thể gây nhiễm độc vào sữa
- Túi trữ sữa sẽ tiết kiệm diện tích hơn bình và ống
- Sau khi cho phần sữa muốn trữ đông vào túi trữ sữa, ép hết không khí ra khỏi túi, hàn kín miệng túi, xếp túi sữa nằm ngang trong 1 hộp nhựa đậy kín
- Không nên đổ đầy sữa vào bình/ống hay túi trữ, nên để lại một khoảng trống nhỏ vì khi cấp đông sữa sẽ cần thêm khoảng trống để giãn nở
- Trên mỗi bình/ống trữ sữa, hoặc túi trữ sữa dán băng dính dấy hoặc dùng bút dạ/bút lông để ghi ngày tháng hút lên túi sữa đó
- Có thể gom sữa vắt nhiều lần trong ngày (trong 24h) vào cùng 1 bình/ống/túi để trữ đông. Nên gom sữa nhiều cữ với nhau khi đã để ngăn mát lạnh đến cùng nhiệt độ (sữa đổ chung vào nhau phải ở cùng 1 nhiệt độ). Ngày giờ tính theo giờ của cữ đầu tiên
- Bình/ống/túi trữ sữa nên đóng kín, không có không khí trong túi là tốt nhất
- Xếp nhiều túi nằm chồng lên nhau trong 1 hộp nhựa đậy kín và để trong ngăn đá tủ lạnh. Mẹ có thể dọn 1 phần ngăn đá để trữ sữa, phần còn lại vẫn có thể trữ các loại thực phẩm gia đình khác
Cách giữ sữa mẹ khi bị mất điện
- Mua sẵn thùng giữ lạnh trong nhà (thùng nhựa hoặc thùng xốp). Khi mất điện, chuyển sữa đông đá (nếu các túi sữa đã nằm gọn trong hộp thì chuyển cả hộp rất nhanh gọn) vào trong thùng giữ lạnh.
- Mua đá cây, đá viên cho vào thùng để giữ cho sữa đông không bị tan chảy
- Khi có điện lại xếp sữa vào ngăn đá như trước
Cách rã đông sữa mẹ
- Chuyển bình/ống/túi sữa từ tủ/ngăn đá xuống ngăn mát để tan dần, và tan hết trong khoảng 24h. Để túi gần phía cửa, KHÔNG để sát vách trong ngăn mát tủ lạnh, vì sâu trong ngăn mát khá lạnh, sữa không tan chảy được.
Khi xác định nhu cầu sử dụng sữa trữ đông vào ngày hôm sau, nên chuyển túi sữa đông đá xuống ngăn mát tủ lạnh từ tối hôm trước để sữa được rã đông tự nhiên.
- Trong trường hợp sữa chưa rã đông hoặc cần gấp thì có thể ngâm bình/ống/túi sữa trong cốc nước đun sôi để nguội (ngâm ngập nửa bình/ống/túi). Khi thấy nước lạnh đi thì thay nước. Cách này sẽ giúp rã đông nhanh hơn.
- Sử dụng sữa đã rã đông hoàn toàn trong 24h. Một túi trữ to có thể được chia thành nhiều cữ và hâm nóng riêng cho từng cữ ngay trước khi bé bú. KHÔNG cấp đông lại sữa đã rã đông
Cách làm ấm sữa trước khi cho bú
- Làm ấm sữa bằng cách ngâm bình chứa sữa vào một bát nước ấm khoảng 400C là tối ưu. Nếu dùng nước nóng hơn cỡ 70oC cũng vẫn đảm bảo được chất lượng sửa nhưng có thể mất đi một ít kháng thể. KHÔNG làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng;
- KHÔNG lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột thì sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của một số phân tử protein bảo vệ (kháng thể) như lactoferrin, lysozyne... chỉ phát huy được chức năng bảo vệ kỳ diệu khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu của nó.
Một vài cấu trúc có thể vẫn được giữ nguyên khi bị tác động, một số khác có thể bị gãy thành các amino acids dinh dưỡng, vẫn có lợi ích dinh dưỡng, nhưng mất lợi ích bảo vệ
***
HỆ THỐNG CỬA HÀNG NHÀ LINH SÓC:
BÁN SỈ - ĐẠI LÝ: O916,762,791 (zalo only)
***
🎯 Website: https://linhsoc.com
🎯 SHOPEE: bit.ly/nhalinhsoc
🎯 FANPAGE: fb.com/SHOPLINHSOC